CSGT TP.HCM sẽ gửi danh sách học sinh, sinh viên vi phạm về trường xếp loại hạnh kiểm
Liên quan đến vụ việc nhân viên bảo vệ có hành vi thiếu chuẩn mực với nam thanh niên tại cổng chính Ký túc xá ĐHQG TP.HCM, ngày 10.1.2025, Trung tâm Quản lý KTX Đại học Quốc gia TP.HCM đã thông tin về vụ việc này.Theo Trung tâm Quản lý KTX, tối 8.1, trung tâm nhận được tin báo về việc một nhân viên bảo vệ trực tại cổng chính khu B vào tối 7.1 cầm gậy đe dọa đánh, có lời lẽ thiếu chuẩn mực với một thanh niên đậu xe máy trước cổng KTX khu B. Trung tâm đã làm việc với lãnh đạo đơn vị cung cấp dịch vụ bảo vệ và nhân viên trực tại cổng chính khu B, đồng thời trích xuất camera an ninh xem lại toàn bộ sự việc. Nhân viên bảo vệ và đơn vị cung cấp dịch vụ bảo vệ đều thừa nhận có xảy ra vụ việc như phản ánh.Theo thông báo của Trung tâm Quản lý KTX, hành vi của nhân viên bảo vệ vi phạm nghiêm trọng chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp gây ảnh hưởng đến sinh viên và trung tâm. Công ty dịch vụ bảo vệ đã ngưng hợp đồng với nhân viên này.Ô tô chạy lấn làn như ‘ngáo đá’, tông vào xe ngược hướng
Tờ The Straits Times ngày 5.1 đưa tin nhiều thương hiệu nổi tiếng của Nhật Bản, từ Canon đến Meiji, đang cảnh báo người tiêu dùng trong và ngoài nước cần cảnh giác về hàng giả, giữa tình trạng gia tăng hàng giả mạo được quảng cáo trên mạng xã hội hoặc các nền tảng thương mại điện tử lớn.Những mặt hàng này thường được quảng bá thông qua các quảng cáo giả mạo trên mạng xã hội, chào hàng với mức giá quá hời hoặc các đợt giảm giá có thời hạn, kèm đường dẫn đến một trang web giả mạo khi người mua nhấp vào. Ngoài ra, một số thương gia đã lợi dụng sự kiểm tra lỏng lẻo của các nền tảng thương mại điện tử để bán hàng giả.Các công ty cho biết nếu mức giá tỏ ra quá tốt thì có thể là hàng giả, với nhiều cảnh báo về những rủi ro sức khỏe khi sử dụng hoặc tiêu thụ các sản phẩm giả.Hàng giả vốn là một vấn đề tồn tại lâu nay, nhưng ngày càng trở nên tinh vi hơn. Vấn đề này lan rộng đến mức hàng giả Nhật đã xuất hiện ở nhiều thị trường khác ở châu Á.Omron, nhà sản xuất thiết bị theo dõi sức khỏe như máy đo huyết áp, là một trong những công ty bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Công ty này đã bị nêu tên, cùng với thương hiệu tai nghe Ambie, trong một thông tư vào tháng 8.2024 của Cơ quan Bảo vệ Người tiêu dùng Nhật Bản, sau một loạt khiếu nại từ những người tiêu dùng trong nước đã vô tình mua phải hàng giả.Những người tiêu dùng này đã mua phải hàng giả với mức giảm giá cực lớn, bị lừa bởi việc sử dụng logo thương hiệu chính thức để tin rằng sản phẩm là hàng chính hãng. Tuy nhiên, người tiêu dùng đã mua hàng từ các trang web không liên kết với Omron.Một phát ngôn viên của Omron cho biết hàng giả cũng xuất hiện ở nước ngoài và công ty nhận được khoảng 150 khiếu nại hằng tháng, trong đó thị trường Philippines bị ảnh hưởng nhiều nhất trong khu vực. "Mỗi máy đo huyết áp thật của Omron bán trên các trang thương mại điện tử ở Philippines tương ứng với 1,23 máy giả được bán. Điều này có nghĩa là hàng giả còn nhiều hơn hàng thật", theo phát ngôn viên trên. Phát ngôn viên này cho biết nhiều thị trường khác ở Đông Nam Á cũng bị ảnh hưởng.Vào tháng 9.2024, nhà sản xuất đồ dùng gia đình Lixil tuyên chiến với hàng giả là các máy lọc nước, khi tuyên bố sẽ kiện bất cứ bên nào vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Điều này diễn ra sau nhiều lần cảnh báo không ngăn chặn được tình trạng hàng giả tràn lan. Theo như Lixil tuyên bố, hàng giả "không chỉ phản bội kỳ vọng và lòng tin của khách hàng vào sản phẩm mà còn có khả năng gây mất an toàn".Canon đã có hành động pháp lý tại Mỹ khi đệ đơn kiện vi phạm nhãn hiệu tại Washington vào ngày 3.12.2024 đối với 18 nhà bán lẻ bị cáo buộc bán hộp mực máy in giả thương hiệu Canon.Nhà sản xuất dụng cụ thể thao Yonex cho biết cách hàng giả ngày càng tinh vi và "khó phân biệt với hàng chính hãng chỉ qua vẻ bề ngoài"."Nhưng chúng không chỉ khác về thông số kỹ thuật và hiệu suất so với hàng chính hãng mà còn kém hơn về chất lượng và độ an toàn, gây ra nguy cơ thương tích hoặc tai nạn", Yonex cho biết trong một lời khuyên dành cho người tiêu dùng, đồng thời nói thêm rằng họ khuyến nghị nên mua hàng từ các nhà bán lẻ đáng tin cậy.Meiji, công ty cung cấp nhiều loại sản phẩm từ sữa, bánh kẹo và các sản phẩm khác, cho biết vào tháng 9.2024 rằng họ đang tăng cường nỗ lực bảo vệ nhãn hiệu của công ty đối với món sô cô la nổi tiếng Kinoko no Yama, được làm theo hình dạng những cây nấm nhỏ và có bán ở nước ngoài."Nếu không thực hiện các quyền lợi, chúng tôi sẽ không thể duy trì giá trị thương hiệu của mình", một đại diện của Meiji cho biết.Khi mọi biện pháp trên đều thất bại, chính quyền hy vọng người tiêu dùng cảnh giác hơn. "Những kẻ làm hàng giả không có đạo đức. Nếu nghĩ rằng có thể kiếm được tiền, họ sẽ không ngần ngại bán thông tin cá nhân quan trọng của bạn. Tên, địa chỉ, số điện thoại và số thẻ của bạn có thể bị sử dụng sai mục đích", Văn phòng Sáng chế Nhật Bản cảnh báo.
Du học sinh Việt ‘dạy’ bạn bè quốc tế... chơi tết
Theo đó, HLV Mourinho phàn nàn về các quyết định của trọng tài, nhưng đã có lời nói khiến phía CLB Galatasaray cực kỳ tức giận, cho rằng đó là hành động phân biệt chủng tộc và đã khởi kiện nhà cầm quân người Bồ Đào Nha."Tôi nghĩ lý do duy nhất khiến trận đấu hôm nay không hay là do trọng tài. Cả hai đội đều chiến đấu rất tốt. Nhưng trọng tài là người phải chịu trách nhiệm cho trận đấu (trọng tài Slavko Vincic, người Slovenia). Mục tiêu của ông ấy là rút thẻ vàng cho một cầu thủ của Galatasaray ở đầu trận. Nếu là trọng tài người Thổ Nhĩ Kỳ, cầu thủ này đã phải nhận thẻ vàng, thậm chí bị đuổi khỏi sân vì phản ứng. Trong tình huống tôi đã đề cập, mọi người trên băng ghế dự bị của đối phương đều nhảy dựng lên như khỉ. Màn trình diễn của trọng tài chỉ ở mức hạng nhất. Đây là một trận đấu rất cạnh tranh, có lẽ không phải là một trận đấu hay về mặt bóng đá, nhưng có sự cạnh tranh tốt", HLV Mourinho nói sau trận, nhưng đã kích động sự phản ứng dữ dội từ phía CLB Galatasaray.Theo kênh CBS Sports Golazo, CLB Galatasaray đã gửi đơn kiện HLV Mourinho có lời lẽ phân biệt chủng tộc lên ban tổ chức giải VĐQG Thổ Nhĩ Kỳ (Super Lig), cũng như các tổ chức UEFA và FIFA. Thậm chí, đội bóng này còn tiến hành thủ tục tố tụng hình sự đối với nhà cầm quân nổi tiếng người Bồ Đào Nha.Trong thông báo, CLB Galatasaray cho biết: "Kể từ khi tiếp quản vị trí HLV ở Thổ Nhĩ Kỳ, HLV Mourinho của Fenerbahce liên tục đưa ra những tuyên bố xúc phạm người dân Thổ Nhĩ Kỳ. Ngày nay, bài phát biểu của ông đã chuyển từ những bình luận vô đạo đức thành lời lẽ vô nhân đạo rõ ràng. Chúng tôi chính thức tuyên bố ý định khởi xướng các thủ tục tố tụng hình sự liên quan đến những phát biểu phân biệt chủng tộc của Mourinho và sẽ nộp đơn khiếu nại chính thức lên UEFA và FIFA. Hơn nữa, chúng tôi sẽ cẩn thận quan sát lập trường của Fenerbahce, một tổ chức tuyên bố duy trì "các giá trị đạo đức mẫu mực", để đáp lại hành vi đáng chê trách từ HLV của họ".Mặc dù vậy, CLB Fenerbahce đã lên tiếng bảo vệ HLV Mourinho, khẳng định ông không hề có sự phân biệt chủng tộc trong lời nói. "Những gì Mourinho nói là sai, nhưng không phải là phân biệt chủng tộc. Họ chỉ muốn tạo dựng sự cố và cáo buộc vô cớ", ông Volkan Demirel, cựu cầu thủ và là thành viên ban lãnh đạo CLB Fenerbahce, cho biết. Phó chủ tịch CLB Fenerbahce, Akun Ilacli cũng cho rằng: "Lời nói của HLV Mourinho không có hàm ý phân biệt chủng tộc. Ông ấy chỉ ám chỉ đối phương phản ứng thái quá, nhưng dùng từ ngữ không phù hợp".Tại giải VĐQG Thổ Nhĩ Kỳ, trận hòa trước kình địch Galatasaray khiến Fenerbahce vẫn còn thua đối thủ 6 điểm sau 24 trận (64 so với 58), trong khi giải còn 10 vòng đấu. Cơ hội vô địch với đội quân của HLV Mourinho vẫn còn, nhưng vụ tranh cãi xảy ra với Galatasaray sẽ khiến mọi thứ trở nên vô cùng căng thẳng. Thậm chí, có khả năng nhà cầm quân này sẽ đối mặt án phạt nặng vì những lời nói không hay đã thốt ra.
Trưa 7.1, Tân Hoa xã dẫn thông báo của nhà chức trách Trung Quốc cho biết đã có 32 người thiệt mạng và 38 người bị thương trong trận động đất mạnh 6,8 độ Richter tại huyện Định Nhật, thành phố Xigaze (Shigatse) của Khu tự trị Tây Tạng. Hàng ngàn ngôi nhà trong khu vực bị hư hại.Trung tâm Mạng lưới động đất Trung Quốc thông báo tâm chấn được ghi nhận ở tọa độ 28,5 độ vĩ bắc và 87,45 độ kinh đông, có độ sâu 10 km. Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ nói rằng trận động đất mạnh 7,1 độ Richter.Những đoạn phim do đài CCTV phát sóng cho thấy nhiều ngôi nhà đổ sập. "Huyện Định Nhật và các khu vực xung quanh đã trải qua các dư chấn rất mạnh và nhiều tòa nhà gần tâm chấn đã đổ sập", CCTV đưa tin.Nhà chức trách địa phương đang điều động lực lượng đến các khu vực để đánh giá tác động của trận động đất. Hiện tại, nhiệt độ tại Định Nhật là âm 8 độ C và sẽ giảm xuống âm 18 độ C vào tối nay, theo Cục Khí tượng Trung Quốc.Huyện vùng cao này có khoảng 62.000 dân và nằm bên phía Trung Quốc của núi Everest. Khu vực này thường xuyên có động đất nhưng đây là trận địa chấn mạnh nhất trong bán kính 200 km trong vòng 5 năm qua.Theo AFP, rung lắc do động đất cũng được ghi nhận tại thủ đô Kathmandu của Nepal và bang Bihar của Ấn Độ. Quan chức Jagat Prasad Bhusal tại vùng Namche của Nepal gần Everest cho biết động đất gây rung chuyển khá mạnh, khiến mọi người thức giấc.Nhà chức trách Nepal và Ấn Độ chưa ghi nhận thiệt hại hay thương vong nào. Hồi năm 2015, trận động đất mạnh 7,8 độ Richter tại Nepal làm gần 9.000 người thiệt mạng và hơn 22.000 người bị thương, phá hủy hơn 500.000 ngôi nhà.
Giáo hoàng Francis nhập viện điều trị viêm phế quản
Tờ South China Morning Post ngày 19.3 dẫn tài liệu nội bộ cho biết lãnh đạo 80 doanh nghiệp hàng đầu thế giới sẽ dự Diễn đàn Phát triển Trung Quốc tại Bắc Kinh từ ngày 22-24.3.Trong số đó, các công ty Mỹ chiếm số lượng nhiều nhất. Cụ thể, những nhân vật nổi bật của Mỹ có tên trong danh sách gồm Tổng giám đốc Tim Cook của Apple, ông Stephen Schwarzman của Blackstone, ông Hock E. Tan của Broadcom, ông Kenneth Griffin của Citadel Investment, ông Bob Sternfels của McKinsey, ông Brian Sikes của Cargill, ông Albert Bourla của Pfizer và ông Rajesh Subramaniam của FedEx.Đại diện của nhiều doanh nghiệp lớn khác như Saudi Aramco, BHP, Maersk, BMW, Mercedes-Benz, Prudential, Rio Tinto, Schneider Electric, SK Hynix, HSBC, Standard Chartered, Tata Group và Temasek Holdings cũng sẽ có mặt.Các tổ chức như Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Phát triển châu Á, Hội đồng Kinh doanh Mỹ-Trung, Đại học Harvard, Đại học Oxford cũng được mời.Theo South China Morning Post, các lãnh đạo doanh nghiệp nước ngoài thường họp cùng các quan chức Trung Quốc tại Bắc Kinh mỗi năm sau khi kỳ họp "lưỡng hội" bế mạc.Sự kiện lần này diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc đẩy mạnh thu hút và giữ chân nhà đầu tư nước ngoài để củng cố nền kinh tế và đối phó với nỗ lực của Mỹ nhằm thúc đẩy các nhà sản xuất đưa hoạt động sang Mỹ.Bất chấp những hoạt động mở cửa và khuyến khích nhà đầu tư bên ngoài, lượng đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc tiếp tục giảm.Cụ thể, trong hai tháng đầu năm 2025, lượng đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc chỉ đạt 171,2 tỉ nhân dân tệ (23,7 tỉ USD), giảm hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong năm 2024, tổng mức đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc giảm 27%. Bắc Kinh cho rằng việc này là do các doanh nghiệp nước ngoài tăng cường vay vốn tại Trung Quốc, vì họ có thể vay nhân dân tệ với chi phí thấp hơn so với vay USD.Các doanh nghiệp nước ngoài đóng góp gần 7% tổng số việc làm tại Trung Quốc, 14% thu thuế và 1/3 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.Chưa rõ các lãnh đạo doanh nghiệp có gặp Chủ tịch nước Tập Cận Bình hay không. Bloomberg hôm đầu tuần đưa tin một số lãnh đạo doanh nghiệp nước ngoài có thể gặp ông Tập vào ngày 28.3 nhưng chi tiết có thể thay đổi.